Please use this identifier to cite or link to this item: http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/handle/DHQB_123456789/7797
Title: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THỰC NGHIỆM NÚI LUỐT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Authors: Phạm Thị Hiền, Nguyễn Thị Bích Phượng
Lê Thị Khiếu, Nguyễn Thị Bích Hòa
Keywords: Giun đất
Sinh vật đất
Tính chất lý hoá đất
Trạng thái rừng
Vi sinh vật đất
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại học Lâm nghiệp
Abstract: Sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình lý, hóa và sinh học đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các tính chất lý hoá học tại khu vực nghiên cứu là môi trường sống khá thuận lợi cho động vật đất. Trong đó, dung trọng đất từ 1,25 - 1,72 g/cm3, tỷ trọng là 2,59 - 2,85 g/cm3, độ xốp đạt 39,50 - 51,66% và thành phần cơ giới đất thuộc loại đất thịt nhẹ đến trung bình; pHKCl từ 4,22 - 4,92 thuộc đất chua đến ít chua. Hàm lượng chất hữu cơ từ 1,08 - 3,48%, hàm lượng NH4+ từ 1 - 2,62 mg/100 g đất, P2O5 dễ tiêu từ 0,06 - 1,74 mg/100 g đất, K2O dễ tiêu từ 2,59 - 10,45 mg/100 g đất. Thành phần vi sinh vật đất ở các trạng thái rừng gồm 90% vi khuẩn, 7 - 8% xạ khuẩn, 1% nấm. Số lượng giun đất dưới rừng trồng Thông + cây bản địa trung bình 69.100 con/ha, Keo + CBĐ khoảng 40.900 con/ha và Bạch đàn trắng trung bình 26.400 con/ha. Số lượng vi sinh vật đất và giun đất cao nhất ở lớp đất mặt 0 - 10 cm, giảm dần ở các lớp đất dưới sâu và cao nhất ở rừng Thông + cây bản địa, sau đó là Keo + cây bản địa và thấp nhất là rừng Bạch đàn trắng. Sự khác biệt này chủ yếu do độ pH và hàm lượng CHC trong đất giảm dần theo độ sâu tầng đất và các trạng thái rừng trên. Kết quả trên góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở dữ liệu về mối quan hệ giữa thành phần loài cây, độ sâu tầng đất đến sự phân bố của vi sinh vật và động vật đất.
URI: http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/handle/DHQB_123456789/7797
Appears in Collections:TL THAM KHẢO SINH HỌC

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
9_pham_thi_hien_khieu_622.pdf564.43 kBAdobe PDFView/Open


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.