Please use this identifier to cite or link to this item: http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/handle/DHQB_123456789/2387
Title: GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI (TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN 1858)
Authors: Lê Trọng, Đại
Keywords: Bài giảng
Giáo trình
Lịch sử
Cổ trung đại
Issue Date: 2012
Publisher: Trường Đại học Quảng Bình
Abstract: Lịch sử Việt Nam Cổ -Trung đại (từ nguồn gốc đến năm 1858), có thời lượng 75 tiết = 5 tín chỉ bao gồm 9 chương . Chương 1. Thời nguyên thuỷ trên đất Việt Nam; giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội nguyên thuỷ trên đất nước ta từ thời đại đồ đá đến đồ đồng ở nước ta. Chương 2. Thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, đề cập đến các điều kiện hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc (Nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc), bước phát triển mới về chính trị, kinh tế và các thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng. Chương 3. Thời Bắc thuộc chống Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, giới thiệu những nội dung cơ bản trong chính sách đô hộ của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta và các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Ngoài ra còn đề cập tới lịch sử các quốc gia cổ đại khu vực phía Nam Việt Nam là Lâm ấp (Chăm Pa) và Phù Nam từ thế kỷ 2 đến thế kỷ X. Chương 4. Việt Nam trong thế kỷ X, Đây là thế kỷ bản lề, giải quyết những tồn đọng của thời Bắc thuộc và đặt cơ sở cho chế độ phong kiến dân tộc độc lập tự chủ. Chương 5. Việt Nam từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV, là 4 thế kỷ xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước Quân chủ quí tộc Lý - Trần - Hồ. Đây là 4 thế kỷ hào hùng trong lịch sử của dân tộc cả trên trong dựng nước và giữ nước. Chương 6. Nước Đại Việt ở thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI; giới thiệu với người học về sự khủng hoảng và sụp đổ của nhà nước Quân chủ Qúi tộc; quá trình hình thành và xác lập của nhà nước quân chủ quan liêu - Lê sơ. Chương 7. Đại Việt từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII. Chương này trình bày sự khủng hoảng sụp đổ của nhà nước quân chủ quan liêu, các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến quân phiệt Lê -Mạc, Trịnh - Nguyễn và quá trình phát triển của kinh tế, văn hoá nước ta giai đoạn này. Chương 8. Sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam và phong trào nông dân Tây Sơn sự khủng hoảng của chế độ phong kiến diễn ra ở cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong làm bùng lên phong trào khởi nghĩa nông dân mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ 3 tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn đánh bại quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh. Các lãnh tụ Tây Sơn phong kiến hoá thành lập các vương triều Tây Sơn. Triều Quang Trung đã thi hành một số cải cách quan trọng, giúp đất nước phục hồi và có bước phát triển mới. Song sau cái chết của Quang Trung, các vương triều Tây Sơn suy yếu và bị Nguyễn Ánh lật đỗ. Chương 9 Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn. Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tái lập chế độ Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền trong bối cảnh chế độ phong kiến trên thế giới đã trở nên lỗi thời. Nhà Nguyễn đã không có được chính sách đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng nên tiềm lực quốc gia suy yếu. Do đó khi thực dân pháp xâm lược nước ta, nhà Nguyễn không còn đủ uy tín để đoàn kết toàn dân tiến hành kháng chiến vì thế đã để nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp.
URI: http://lrc.quangbinhuni.edu.vn:8181/dspace/handle/DHQB_123456789/2387
Appears in Collections:[07.9] Khoa Khoa học Xã hội

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
GIÁO TRÌNH LSVN CỔ TRUNG ĐẠI.pdf1.29 MBAdobe PDFView/Open    Request a copy


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.